Người nhạy cảm thường phản ứng thái quá với mọi việc so với những người khác, lo lắng về cảm nhận của người khác, thích môi trường yên tĩnh và ít xáo trộn…
– Nhận thức tinh tế.
Những người nhạy cảm thường nhận thấy những điều mà người khác bỏ lỡ. Chẳng hạn đó có thể là kiểu tóc mới của một ai đó, hay nhanh chóng nhận ra một sự xáo trộn nhỏ trong việc thay đổi đồ đạc trong phòng; dễ giật mình trước một âm thanh khác lạ hay nhạy cảm hơn với một số mùi hương.
– Ngoài mặt thì điên điên khùng khùng, tạo trò cười cực khoa trương, toàn diễn kiểu chẳng để ý cái gì hết. Thực tế nội tâm lại cực kỳ yếu đuối, rất coi trọng đánh giá của người khác, rất chú ý bọn họ, sợ mình khiến họ tổn thương. Do đó, dù chỉ là một việc bé ton hon cũng chẳng bỏ sót, sẽ vì cái sai lầm nhỏ xíu mà mọi người chẳng để ý mà tự lên án mình thật lâu.
– Dễ bị ảnh hưởng bởi tâm trạng của người khác.
Chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi tâm trạng của người khác, cả mặt tích cực lẫn tiêu cực, nhưng việc ảnh hưởng này đặc biệt mạnh mẽ ở những người có độ nhạy cảm cao. Vì thế, nếu bạn là người nhạy cảm, bạn sẽ cảm thấy thật tuyệt vời khi ở cạnh những người có tâm trạng tích cực và sẽ cảm thấy tình hình càng não nề khi tiếp xúc với người có tâm trạng xấu.
– Rất để ý cái nhìn của mọi người, lúc nào cũng muốn làm thật tốt, vì vậy thường hay tự khiến bản thân không vui.
– Cảm thấy người khác đang bàn tán về mình, sợ họ ghét mình. Gặp được chuyện gì có xíu buồn thôi cũng sẽ nhớ lại những chuyện cực kỳ đau khổ lúc trước, sau đó lại càng buồn hơn…
– Làm cái gì cũng dè dặt cẩn thận, chỉ sợ người ta không vừa lòng.
– Làm cái gì cũng dè dặt cẩn thận, chỉ sợ người ta không vừa lòng.
– Không dám làm phiền, cũng không biết từ chối người ta.
– Quá tải một cách nhanh chóng.
Theo Mindbodygreen, nếu là người nhạy cảm, khi một lúc đảm nhiệm quá nhiều việc, bạn sẽ nhanh chóng trở nên quá tải và rơi vào trạng thái lo lắng. Theo các chuyên gia tâm lý, những người nhạy cảm thường khó hoàn thành tốt công việc trong một môi trường hỗn loạn hoặc căng thẳng. Để tránh những tình huống áp đảo, bạn cần sắp xếp cuộc sống một cách ngăn nắp hoặc tìm nơi yên tĩnh để thả lỏng cơ thể.
– Bị ám ảnh bởi những lời chỉ trích.
Những người bình thường xem việc bị chỉ trích là một phần của cuộc sống, nhưng với người quá nhạy cảm những lời chỉ trích trở thành nỗi đau khó có thể phai nhạt. Họ luôn có xu hướng giữ lại những lời chỉ trích ấy trong lòng, tuy nhiên tình hình sẽ xoay chuyển nếu họ nhận được một lời khen ngợi hay động viên mang tính chất tích cực.
– Giàu lòng từ bi.
Những người quá mẫn cảm, luôn vì 1 câu nói tùy tiện của người khác mà nghĩ ngợi lung tung, không phải vì tâm cơ sâu xa, mà là quá lương thiện. Những người có tính nhạy cảm nhìn nhận vấn đề rất trực quan và có phần sâu sắc. Họ dễ dàng cảm thông với người khác, thậm chí đôi lúc họ cảm thấy như chính họ đang trải qua những cảm xúc mà người khác đang có.
– Có lương tâm.
Người nhạy cảm thường rất chu đáo và có trách nhiệm trong cách ứng xử. Họ là người đầu tiên nhận thấy khi một người nào đó tỏ ra thô lỗ hoặc hành động thiếu suy nghĩ. Nếu đi xe buýt, họ là người có thói quen nhường chỗ cho người khác mà không cần suy nghĩ về điều đó. Hành động này đến với họ một cách tự nhiên.
– Tránh các bộ phim bạo lực.
Người nhạy cảm thường có xu hướng tránh xa các chương trình mang tính chất bạo lực hay các bộ phim kinh dị. Họ biết rõ những hình ảnh tiêu cực hoặc bạo lực này sẽ gây khó chịu nên họ luôn tìm cách tránh né.
– Nhắn tin lúc nào cũng phải kèm icon, không thì cứ sợ ý mình muốn nói không truyền tải hết, rồi bị hiểu nhầm.
– Luôn đem những việc, những người liên quan so sánh với bản thân. Đem việc mình làm so sánh với quy tắc đã đặt ra.
– Giả vờ không nhìn, lại dùng ánh mắt liếc cả trăm ngàn lần.
– Hi vọng được chú ý, lại sợ hãi thành tiêu điểm.
– Ba người cùng đi, luôn cảm thấy mình là kẻ thừa
– Làm việc cho bản thân nhưng luôn dựa trên cảm xúc và ánh nhìn của người khác
– Một mình thôi lại diễn cả vở kịch trong đầu.