Cùng với sự phát triển về mặt kinh tế xã hội và quá trình đô thị hóa, kèm theo đó là nhu cầu về mặt thẩm mỹ và kiến trúc ngày càng gia tăng. Tất cả những yếu tố này vô hình chung mở ra nhiều cơ hội việc làm cho kiến trúc sư.
Việc làm ngành kiến trúc được dự đoán sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tới, mở ra nhiều cơ hội việc làm mới trong các lĩnh vực như thiết kế nội thất, quy hoạch đô thị và quản lý xây dựng, … cho kiến trúc sư và sinh viên sau tốt nghiệp.
Có thể thấy triển vọng, cơ hội việc làm nghề kiến trúc sư là rất lớn, nhưng liệu tìm việc làm kiến trúc sư có dễ hơn những nghề khác?
I. Kiến trúc sư có dễ tìm việc làm hơn những nghề khác?
Thực tế vị trí việc làm ngành kiến trúc khá đa dạng, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể lựa chọn theo đuổi con đường sự nghiệp trở thành: kiến trúc sư, kiến trúc sư nội thất, trợ lý kiến trúc sư, kiến trúc sư dự án, thiết kế cảnh quan, quy hoạch đô thị,… Bên cạnh đó mức độ tăng trưởng việc làm ngành kiến trúc sẽ còn tăng trong tương lai.
Có thể thấy cơ hội việc làm cho sinh viên ngành kiến trúc lớn hơn và đa dạng hơn so với một số ngành nghề khác. Bạn có thể truy cập https://vn.joboko.com/t%C3%ACm-vi%E1%BB%87c-l%C3%A0m để thấy rõ hơn về nhu cầu tuyển dụng của ngành này. Tuy nhiên nói như vậy nhưng không có nghĩa tìm việc làm kiến trúc sư dễ hơn những nghề khác.
Về cơ bản, không chỉ riêng ngành kiến trúc mà bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào, thái độ, nhiệt huyết chính là yếu tố quan trọng mà nhà tuyển dụng quan tâm và đánh giá cao hơn cả. Bởi lẽ kinh nghiệm làm việc thì có thể tích lũy theo thời gian. Hiểu như vậy nếu thể hiện được thái độ làm việc cũng như nhiệt huyết của bạn từ CV xin việc đến buổi phỏng vấn, cơ hội tìm việc làm kiến trúc sư hay bất kỳ ngành nghề nào khác cũng trở lên “dễ dàng” hơn với bạn.
II. Những lý do nên lựa chọn nghề kiến trúc sư
1. Môi trường làm việc đa dạng, thoải mái
Điều này không có nghĩa là kiến trúc sư có thể làm việc ở bất cứ đâu. Hiện tại, hình thức làm việc từ xa vẫn chưa được áp dụng phổ biến đối với ngành này, mà chủ yếu làm việc tại văn phòng. Tuy nhiên, do tính chất công việc phải kết hợp với nhiều lĩnh vực khác nhau nên kiến trúc sư thường di chuyển liên tục đến các địa điểm có dự án hợp tác. Việc này có vẻ như vất vả hơn nhiều ngành khác nhưng đổi lại cũng mang đến những trải nghiệm thích thú, mới mẻ.
Môi trường làm việc dành cho kiến trúc sư cũng vô cùng thoải mái, không gò bó hay phải chịu sự ảnh hưởng của thời tiết như những công việc ngoài trời, trừ khi bạn chọn những công việc liên quan đến xây dựng hoặc công trường thì có thể phải thực hiện một số nhiệm vụ ở ngoài trời. Hầu hết các công ty đều có cách bài trí hiện đại với không gian mở, các dãy bàn thay vì các buồng hoặc cabin kín.
2. Nâng cao tư duy sáng tạo và khả năng phân tích
Bước chân vào nghề này, bạn có thể thỏa sức thể hiện óc sáng tạo của mình trong công việc thông qua việc vẽ, phác thảo thiết kế. Ngoài ra, nghề kiến trúc sư còn giúp bạn vận dụng, nâng cao khả năng phân tích của mình bằng việc tính toán, so sánh, đối chiếu các bản vẽ dự án. Điều này khiến bạn luôn tìm thấy sự hứng thú trong công việc.
3. Nhiều cơ hội nghề nghiệp
Dựa vào sở thích cá nhân bạn có thể chọn làm chủ hoặc nhân viên cho các tổ chức, doanh nghiệp. Hầu hết các kiến trúc sư đều bắt đầu con đường sự nghiệp của mình từ việc đi làm thuê để tích lũy kinh nghiệm. Sau quá trình đó, cũng giống như những nghề nghiệp khác, có người chọn tiếp tục làm nhân viên, có người lại nuôi đam mê muốn tự xây dựng sự nghiệp cho riêng mình. Sẽ không thể kết luận lựa chọn nào là tốt hơn cả, điều này tùy thuộc vào sở thích và mục tiêu của mỗi người.
Nếu bạn yêu thích việc làm kiến trúc sư, có đa dạng vị trí cho bạn lựa chọn tại https://vn.applyjob.org. Các tin đăng tuyển dụng được cập nhật mới nhất, bạn có thể tham khảo và lựa chọn theo tiêu chí như kinh nghiệm, mức lương mong muốn phù hợp.
4. Thu nhập cạnh tranh
Kiến trúc sư thuộc top những nghề được trả lương cao nhất hiện nay với nhiều cơ hội thuộc các lĩnh vực khác nhau. Những kiến trúc sư trẻ thường bắt đầu với mức lương thấp, nhưng một khi bắt đầu phát triển tiềm năng và có được kinh nghiệm nhất định thì họ có thể kiếm được mức thu nhập “khủng” mà nhiều người ao ước.
Có thể thấy, cơ hội nghề nghiệp của ngành kiến trúc vô cùng rộng mở. Nếu bạn đang nung nấu ngọn lửa sáng tạo, khao khát tạo ra sự khác biệt cho thế giới thông qua những sáng tạo của mình thì còn chần chừ gì nữa mà không theo học ngành này.