Cầm và Chim
Cuốn sách “Thói quen sử dụng từ Hán Việt” của giáo sư K.T, nhà xuất bản Hoa Ban viết: “Chúng ta thường hay sử dụng từ Hán Việt không chuẩn xác và có thói quen hay thêm từ thuần Việt vào trước từ gốc Hán như để giải thích thêm. Ví dụ: Cửa Khẩu. Bản thân từ “Cửa” thuần Việt đã vốn là “Khẩu” trong tiếng Hán, vì vậy chỉ cần nói “Khẩu” là đủ. Một ví dụ khác: “Cầm” có nghĩa là “Chim”, “Gia cầm” tức là các loài chim nuôi trong nhà. Vì vậy không ai nói là “Cầm Chim” chỉ cần nói “Chim” là xong…”.
*
* *
Sự thực đằng sau lời bóng bẩy
Cuốn “Lời hay ý đẹp trong cuộc sống” viết: Khi người vợ nói với chồng: “Anh yêu, anh có thể đưa đi thật xa khỏi nơi ở của chúng ta những mảnh vụn sinh hoạt hàng ngày được không?”. Điều đó tương đương với câu: “Anh đi đổ rác đi!”.
*
* *
Kinh nghiệm giang hồ
Piter là một tay trộm… vặt chuyện nghiệp, sau nhiều năm “lăn lộn với nghề”, Piter đúc rút ra một kinh nghiệm: Làm người chính trực bao giờ cũng hơn! Khi được hỏi lý do, Piter cho biết: “Thì có lần tôi trộm được con chó, đem bán, chẳng ai mua. Sau đó tôi đem trả lại cho chủ nó, họ rất mừng, tặng tôi 50 đô-la”.
*
* *
Ghen sớm!
Piter và Jesica là một đôi uyên ương sắp cưới sống ở Boston, tiểu bang Massachusetts, Hoa kỳ. Trước lễ đính hôn họ đi xem bói. Thầy bói phán: Piter sẽ có 3 đứa con, Jesica có 4 đứa. Piter đùng đùng nổi giận nhất định đòi hủy lễ đính hôn vì anh ta cho rằng Jesica về sau sẽ ngoại tình.
*
* *
Cảnh sát yêu xi-nê
Bản tin an ninh trên báo điện tử Le Party: Một viên cảnh sát thành phố Toulouse truy đuổi tên tội phạm đào tẩu suốt 3 giờ đồng hồ trên các con phố mà không để mất dấu. Cuối cùng tên tội phạm chui vào một rạp chiếu phim có tên Imax và biến mất. Viên cảnh sát này bị sếp của anh ta khiển trách tại sao không theo vào rạp chiếu phim. “Tại vì bộ phim ấy tôi xem rồi!” – Viên cảnh sát này buột miệng đáp.
*
* *
Gái gì mà tán 2 hôm đã đổ?
Có anh chàng kia đi tán gái bằng cách trồng cây si trước nhà nàng và ông ổng hát tình ca những… 2 hôm liền. “Cuối cùng nàng cũng đổ” – chàng tâm sự với ông bạn thân. Qua điều tra sơ bộ, quả đúng như lời chàng kia nói, có điều là nàng đã đổ… nguyên cả chậu nước rửa bát xuống đầu anh chàng.
*
* *
Hàng giả công khai
Tạp chí “Du lịch Á Châu” của Úc đăng bài viết của một khách du lịch lần đầu tiên đặt chân tới Việt Nam: “Chưa ở đâu trên thế giới mà hàng giả được bày bán công khai như ở đây. Trên một con ngõ có một cửa hàng: Bún giả cầy, còn trên phố thì la liệt: Vải giả da. Các cửa hàng Răng giả thì vô kể… Thậm chí tôi còn được biết các tài liệu lịch sử cũng được người ta công khai làm giả bởi tôi hay nghe người ta nói: Giả sử…”.
*
* *
10 là số lẻ?
Ai đó cho rằng 10 là số chẵn, vì 10 chia hết cho 2. Xin nghĩ lại! Bởi hiện nay đang có xu hướng coi 10 là số lẻ. Xin ví dụ một vài trường hợp điển hình: Anh vá xe ngoài đường hỏi khách “Anh (chị) có 10 nghìn lẻ không?”. Cô bán rau muống ngoài chợ: “Hai bó rau muống, 10 nghìn lẻ bọ, chị mặc cả làm gì!”… Và thậm chí đến người dẫn trò chơi truyền hình cũng nói: “Năm hai nghìn lẻ mười”!
Theo 24H